Trẻ sơ sinh uống sữa công thức bị táo bón là hiện tượng rất phổ biến hiện nay. Bài viết hôm nay của Dairymart sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như giải pháp cho vấn đề này!
Trẻ sơ sinh uống sữa công thức bị táo bón vì sao?
Trẻ sơ sinh uống sữa công thức bị táo bón có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, không phải hoàn toàn do sữa. Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến trẻ uống sữa ngoài bị táo bón:
+ Pha sữa không đúng tỷ lệ:
Một số phụ huynh cho rằng, pha sữa đậm đặc có thể bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể và giúp trẻ phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên nồng độ sữa không được pha theo tỷ lệ chuẩn có thể gây rối loạn và ứ trệ hoạt động của đường ruột.
+ Chức năng tiêu hóa chưa hoàn chỉnh:
Thông thường trẻ trên 6 tháng tuổi mới có khả năng dung nạp và chuyển hóa các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Vì vậy việc cho trẻ bổ sung sữa ngoài sớm hơn thời gian dự định có thể khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn và gây ra chứng táo bón do cặn bã dư thừa không hấp thụ được hết.

+ Do các bệnh lý tiềm ẩn:
Táo bón do uống sữa ngoài cũng có thể xảy ra do trẻ mắc các bệnh bẩm sinh như phình đại tràng, vấn đề về tuyến giáp, cột sống, thần kinh,…
+ Không dung nạp protein trong sữa bò:
Một số trẻ có thể bị táo bón do không dung nạp protein trong sữa bò. Ngoài ra tình trạng này còn gây ra một số triệu chứng như buồn nôn, chán ăn, khó chịu,…
– Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh uống sữa ngoài bị táo bón
Khi trẻ uống sữa ngoài thường gặp phải các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón, đầy bụng và khó tiêu. Cha mẹ có thể nhận biết chứng táo bón ở trẻ nhỏ thông các biểu hiện sau:
+ Trẻ đi tiêu ít hơn 4 lần/ tuần.
+ Phân cứng, khô và thường vón cục.
+ Trẻ hay quấy khóc khi đi đại tiện.
+ Hậu môn của trẻ thường bị sưng và đỏ sau khi đi tiêu.
Để tránh tình trạng trẻ bị táo bón kéo dài, cha mẹ nên chủ động thực hiện các biện pháp khắc phục cho trẻ.
Trẻ sơ sinh bị táo bón nên uống sữa gì?
Tình trạng trẻ sơ sinh uống sữa công thức bị táo bón thường có mức độ nhẹ và có thể thuyên giảm sau khi áp dụng các áp dụng các biện pháp khắc phục sau:

– Đổi sữa cho bé bị táo bón
Thay đổi sản phẩm sữa phù hợp với độ tuổi và cân nặng của trẻ. Mẹ nên tìm hiểu thành phần sữa thật kỹ trước khi chọn mua. Các loại sữa có tỷ lệ đạm whey sẽ tốt cho trẻ hơn vì đạm whey là loại đạm thủy phân dễ hấp thu và tiêu hóa hơn các đạm khác. Ngoài ra, mẹ cũng cần trú trọng vào thành phần chất xơ FOS, GOS, INULIN khi chọ sữa cho con.
Bởi cha mẹ đều biết, chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp hệ tiêu hóa trẻ khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón.
Đổi sữa cho bé bị táo bón mẹ có thể tham khảo dòng sữa Micalait Pedia và Micalait Kids cho con nhé. Nếu như sữa Micalait Kids dành cho trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi thì Micalait Pedia là dòng sữa dành cho trẻ trên 1 tuổi. Đây đều là các đối tượng trẻ dễ bị táo bón nên mẹ lưu ý nhé!
– Pha sữa theo đúng tỷ lệ được in trên bao bì
Khi mẹ pha sữa sai công thức (quá đặc) có thể khiến trẻ bị khó tiêu, dẫn đến táo bón đó nhé.
Ngoài ra, mẹ cũng nên cố gắng cho trẻ bú sữa mẹ vì sữa mẹ có thể cung cấp enzyme nhằm chuyển hóa thức ăn và hạn chế nguy cơ táo bón. Nên cho trẻ uống từ 50 – 100ml nước nhằm giữ nước trong đường ruột và hạn chế nguy cơ táo bón, đầy bụng, khó tiêu,…
Nếu trẻ không dung nạp protein trong sữa bò, bạn có thể sử dụng sản phẩm sữa chứa protein thực vật.
Một biện pháp thiết thực hơn đó là ngâm hậu môn của trẻ với nước ấm để kích thích nhu động ruột và làm giãn không gian hậu môn. Massage bụng cho trẻ 1 – 2 lần/ ngày có thể tăng cường nhu động ruột, thư giãn cơ vòng hậu môn và làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Có thể thoa dầu dừa hoặc dầu oliu vào hậu môn của trẻ để giúp phân dễ dàng đi ra bên ngoài.

– Đi khám bác sĩ
Tình trạng trẻ bị táo bón do uống sữa ngoài là triệu chứng khá phổ biến. Tuy nhiên ở một số trẻ, táo bón có thể là dấu hiệu của các bệnh lý bẩm sinh như phình đại tràng, tuyến giáp, rối loạn chuyển hóa,… Ngoài ra trẻ còn dễ mắc các chứng bệnh ở hậu môn như nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn, rò hậu môn,…
Khi thấy các dấu hiệu sau, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện khi nhận:
+ Trẻ không đi tiêu trong suốt 24 giờ.
+ Phân có lẫn máu/ mủ và có mùi khó chịu.
+ Trẻ quấy khóc trong nhiều giờ.
+ Thân nhiệt tăng cao và có dấu hiệu co giật.
Trên đây là một số thông tin cần thiết mà cha mẹ nên biết về tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón do uống sữa ngoài. Nếu còn băn khoăn gì hãy để lại lời nhắn dưới bình luận cho mẹ và bé shop Dairymart nhé!
>> Xem thêm:
– Cách làm sữa mẹ không bị tanh, thơm ngon hơn con bú mê tít!
– Cách cai sữa cho con nhanh nhất mẹ áp dụng đảm bảo thành công!
– Có phải sữa mẹ loãng nên con tăng cân chậm? Xem cách khắc phục!