Trẻ nôn trớ, viêm da cơ địa, tiêu chảy, táo bón,…. đều là những hiện tượng có thể xảy ra ở trẻ dị ứng đạm sữa bò. Mẹ hoang mang khi không thể biết rõ chính xác bé dị ứng đạm bò hay không? Bài viết hôm nay của DairyMart sẽ giúp mẹ hiểu rõ tất cả các vấn đề liên quan đến trẻ dị ứng đạm bò.
5 Vấn đề phổ biến ở trẻ dị ứng đạm sữa bò
Trẻ dị ứng đạm sữa bò là hiện tượng rất phổ biến ở các trẻ dưới 3 tuổi. Hãy cùng DairyMart tìm hiểu từng vấn đề đang khiến các mẹ băn khoăn nhiều nhất về dị ứng đạm sữa nhé!
1. Dị ứng đạm sữa là gì?
Bé dị ứng đạm sữa bò là những phản ứng miễn dịch của cơ thể trẻ với thành phần đạm trong sữa bò và những sản phẩm có nguồn gốc từ sữa bò. Các dấu hiệu như nôn trớ, tiêu chảy, táo bón,… là những phản ứng của cơ thể đối với đạm sữa bò bởi hệ miễn dịch hiểu sai đạm sữa bò là chất gây hại cho cơ thể.
Bé rất có khả năng mắc một số bệnh lý dị ứng khác như: dị ứng với thực phẩm (thịt bò, trứng, đậu phộng, …), viêm da cơ địa, hen và viêm mũi dị ứng.
2. Dấu hiệu nhận biết
Dấu hiệu nhận biết trẻ dị ứng đạm bò thường không rõ ràng, có thể xảy ra ngay khi sử dụng đạm sữa bò (phản ứng nhanh) hoặc sau đó (phản ứng dị ứng chậm).

Dấu hiệu phản ứng dị ứng nhanh (trong vòng 2 giờ sau khi uống sữa/thực phẩm)
Bé dị ứng đạm bò thuộc trường hợp phản ứng nhanh thường có các biểu hiện như:
– Da nổi mẩn đỏ: da có những vết mẩn đỏ như bị bỏng hay phát ban.
– Sưng môi và mi mắt (phù mạch).
– Vấn đề về hô hấp: Trẻ có những biểu hiện như thở khò khè, khó thở, có đờm trong mũi và cổ họng thì có thể đây là dấu hiệu trẻ bị dị ứng đạm sữa bò.
Dấu hiệu phản ứng dị ứng chậm (trên 48 giờ sau khi sử dụng sữa/thực phẩm)
Trẻ thường có các triệu chứng như:
– Quấy khóc: nếu trẻ quấy khóc kéo dài, đó có thể là bé đang bị đau bao tử do dị ứng đạm sữa bò.
– Tiêu chảy: nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài đến 5-7 lần/ngày và trong phân có máu thì có thể trẻ bị dị ứng đạm sữa bò.
– Nôn trớ: Khi cơ thể trẻ bị dị ứng đạm sữa bò, trẻ sẽ rất dễ gặp phải triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
– Chậm lớn: dị ứng đạm sữa khiến trẻ đi ngoài nhiều lần, lười ăn, quấy khóc,… đồng nghĩa với cảm giác ngon miệng khi ăn uống cũng giảm, trẻ hấp thu dưỡng chất từ bữa ăn kém, thiếu hụt dinh dưỡng khiến trẻ bị sụt cân, chậm lớn.

3. Nguyên nhân
Trẻ dị ứng đạm sữa bò do hệ thống miễn dịch trong cơ thể trẻ cho rằng các thành phần protein trong sữa bò là có hại. Từ đó cơ thể trẻ sẽ tự động sản xuất ra các kháng thể miễn dịch IgE có tác dụng trung hòa các protein này (chất gây dị ứng).
Khi cơ thể trẻ tiếp xúc với đạm sữa bò ở những lần tiếp theo, kháng thể IgE nhận ra chúng và báo cho hệ thống miễn dịch giải phóng histamin và các hóa chất trung gian gây dị ứng khác. Đây chính là nguyên nhân gây ra một loạt các dấu hiệu nhận biết dị ứng đạm sữa bò ở trẻ như: chảy nước mũi, ngứa mắt, buồn nôn, tiêu chảy, khô họng, phát ban, nổi mề đay,… Có 2 loại protein chính trong sữa có thể gây ra phản ứng dị ứng:
– Casein: Được tìm thấy trong phần rắn (sữa đông) của sữa đông vón lại.
– Whey (váng sữa): Được tìm thấy trong phần lỏng còn lại của sữa sau khi sữa đông vón lại.
4. Trẻ bú mẹ có bị không?
Một nguyên nhân nữa đó là do yếu tố di truyền. Cụ thể, mẹ cho con bú bị dị ứng đạm sữa bò có thể truyền sang con. Hoặc bé có cha mẹ có tiền sử mắc các bệnh dị ứng như dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc, hen, viêm mũi dị ứng,… thường có nguy cơ mắc dị ứng đạm sữa bò cao hơn những trẻ khác.
5. Trẻ dị ứng đạm sữa bò bao lâu thì hết?
Bé dị ứng thường xảy ra từ vài phút đến vài giờ sau khi trẻ sử dụng sữa bò hoặc các chế phẩm từ sữa bò. Và tình trạng này hầu hết sẽ chấm dứt trước khi trẻ lên 3 tuổi.
Do đó, tình trạng dị ứng đạm sữa bò chỉ mang tính chất tạm thời. Khi bé được 1 tuổi hoặc tùy vào tình hình sức khỏe, mẹ có thể cân nhắc cho bé dùng lại các sản phẩm dinh dưỡng chứa đạm sữa bò. Nếu không thấy triệu chứng nào xảy ra, bé có thể bắt đầu lại chế độ ăn bình thường với sữa bò và những chế phẩm từ sữa bò.
Làm gì khi trẻ bị dị ứng đạm sữa bò?
Khi đó, mẹ cần bình tĩnh và làm theo một số chỉ dẫn dưới đây trước. Nếu không thấy tình hình tiến triển tốt hơn thì mẹ nên đưa con đi khám càng sớm càng tốt.

Trẻ sơ sinh dị ứng đạm sữa bò (trẻ dưới 6 tháng)
Trẻ thì mẹ cần lưu ý cả chế độ dinh dưỡng cho mẹ và con. Bởi sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
– Con vẫn bú sữa mẹ
Với những trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ hoặc bú điểm sữa mẹ thì dị ứng có thể lây từ sữa mẹ sang nếu mẹ dùng các thực phẩm chứa đạm sữa bò. Do đó, mẹ cần loại bỏ đạm sữa bò ra khỏi chế độ ăn hàng ngày.
– Con bổ sung cả sữa ngoài
Đối với những trẻ sơ sinh bổ sung sữa ngoài, mẹ nên chọn sữa công thức đạm sữa bò thủy phân toàn phần hoặc thức uống sữa công thức Amino axit. Kinh nghiệm chọn sữa cho trẻ dị ứng đạm bò đó là nhìn thành phần, công thức ghi trên bao bì. Sữa cho trẻ dị ứng đạm bò thường ghi:
– “Hypoallergenic formula” (công thức giảm dị ứng)
– “Extensively hydrolyzed formula” (công thức thủy phân tích cực/thủy phân toàn phần/thủy phân hoàn toàn).
– “Amino acid-based formula” (công thức acid amin).
Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm các loại sữa dê, sữa gạo, sữa đậu nành cho trẻ bị dị ứng đạm sữa bò. Sữa dê VinGoat với nguồn sữa dê tự nhiên, dồi dào chất xơ được bổ sung thêm 2′ FL HMO cùng các vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp trẻ tiêu hóa tốt, hạn chế dị ứng. Sữa dê VinGoat là dòng sữa dê duy nhất và đầu tiên hiện nay được bổ sung kháng thể IGG giúp tăng cường miễn dịch cho bé. Do đó, sản phẩm rất được khuyên dùng cho cả bé không bị dị ứng đạm sữa.
Tuy nhiên, việc nên chọn sữa nào và cả chế độ dinh dưỡng cho mẹ nên được bác sĩ thăm khám và đưa ra. Do đó, nếu con có biểu hiện hoặc mẹ nghi ngờ con bị dị ứng đạm sữa thì nên cho con đi khám trước. Sau đó nghe theo hướng dẫn của bác sĩ mẹ nhé!
>> Có thể mẹ quan tâm: TOP 15 sữa tăng đề kháng cho trẻ TỐT NHẤT từ giá rẻ đến cao!

Bé dị ứng đạm bò từ 6 tháng tuổi trở lên
Trẻ trên 6 tháng bắt đầu ăn dặm. Lúc này, ngoài lưu ý chọn sữa cho trẻ dị ứng đạm bò, chế độ dinh dưỡng cho mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ thì chế độ dinh dưỡng cho trẻ dị ứng đạm sữa bò cũng rất quan trọng. Do đó, trong khẩu phần ăn của bé mẹ nên loại bỏ những món ăn có thành phần từ sữa bò như: Phô mai, bánh ăn dặm, bơ, kem, váng sữa, sữa chua, bột ăn dặm có thành phần đạm sữa bò, đạm Whey, đạm Casein. Khi mua thực phẩm cho bé, ba mẹ cần xem kỹ thành phần của sản phẩm.
Lưu ý thêm cho mẹ là có cả những loại thực phẩm không kèm bảng ghi thành phần nhưng vẫn chứa cả sữa hoặc chế biến với sữa. Đó là các loại bánh mì ngọt, bánh flan, súp bí đỏ, bánh bông lan, bánh quy, bánh pudding, súp bắp (ngô), súp kem, sô cô la, xúc xích, pate, chè, sinh tố,.. Mẹ cũng cần phải chú ý để tránh.
Đối với các bé gặp khó khăn trong việc sử dụng sữa công thức vì nhiều lý do (mùi vị sữa, giá tiền, nơi mua) có thể khuyến khích bé ăn dặm nhiều hơn, cần được bổ sung canxi, vitamin D từ thực phẩm hoặc thuốc bổ.