Trẻ em còi xương suy dinh dưỡng ở Việt Nam chiếm tỉ lệ cao: cứ 6 trẻ dưới 5 tuổi thì có một trẻ bị nhẹ cân, cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có một trẻ suy dinh dưỡng thấp còi. Vậy trẻ bị còi xương phải làm sao?
Nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương
Trước khi tìm hiểu trẻ bị còi xương phải làm sao hãy cùng Dairymart tìm ra nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương mẹ nhé!
Nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương chính là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi, phospho của cơ thể.

Cơ thể trẻ thiếu vitamin D thường là do thiếu sự tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Hoặc do mẹ kiêng khem quá mức khiến chế độ ăn nghèo canxi và vitamin D cũng ảnh hưởng đến con ngay từ trong bụng mẹ.
Bên cạnh đó, những trẻ thường xuyên bị các bệnh rối loạn đường tiêu hóa hay viêm đường hô hấp cũng dễ bị còi xương.
Hậu quả nghiêm trọng khi trẻ bị còi xương
Sở dĩ các mẹ đều băn khoăn trẻ bị còi xương phải làm sao là do những hậu quả nó để lại vô cùng quan trọng.
+ Vẹo cột sống, khung chậu hẹp (ảnh hưởng tới chức năng sinh sản của bé gái),…
+ Lồng ngực biến dạng, ngực dô ra phía trước như: ngực gà, gù.
+ Chân tay cong, chân vòng kiềng, chân chữ bát.
+ Ngoài ra, trẻ bị còi xương còn bị xanh xao, thiếu máu và hay bị viêm phổi tái phát nhiều lần.
Dấu hiệu trẻ còi xương suy dinh dưỡng
Có thể mẹ chưa biết còi xương có thể xảy ra ở cả trẻ thường và trẻ bụ bẫm mẹ nhé! Còi xương thể bụ xảy ra ở những trẻ có cân nặng tốt, thậm chí là thừa cân béo phì nhưng vẫn bị còi xương do thiếu vitamin D.

Dưới đây là những biểu hiện cụ thể của trẻ còi xương:
+ Ở trẻ nhỏ: sờ thấy xương sọ mềm, đầu dễ bị méo mó do tư thế nằm, đầu bẹt về phía sau hoặc một bên. Thóp rộng của trẻ chậm liền, bờ thóp mềm, đầu to có bướu, răng trẻ mọc chậm, răng mọc lộn xộn và men răng xấu.
+ Ở trẻ lớn hơn: có biến đổi xương lồng ngực, có chuỗi hạt sườn. Các xương chi xuất hiện vòng cổ tay và cổ chân. Các cơ nhẽo nên trẻ chậm biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi,…
Trẻ bị còi xương phải làm sao?
Khi thấy trẻ có dấu hiệu bị còi xương mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ ngay để được hướng dẫn điều trị cho con kịp thời.
Ngoài ra, mẹ nên chú ý đến chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày để phòng tránh và điều trị còi xương cho bé hiệu quả.

– Trẻ bị còi xương nên ăn gì?
+ Cho trẻ ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi đó là: sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày.
+ Cho thêm dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ. Vì Vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương.
+ Với mẹ bầu cũng nên tăng cường vitamin D từ thức ăn: thêm gan cá, cua, trứng, sữa, bơ,… vào chế độ ăn vì những thực phẩm này rất giàu vitamin D tốt cho cả mẹ và thai nhi.
Bên cạnh đó, tránh cho trẻ ăn dặm quá sớm khi mới 3 – 4 tháng tuổi mẹ nhé! Trẻ trên 6 tháng tuổi mẹ hãy bắt đầu cho ăn dặm nhé!

– Thay đổi chế sinh hoạt
+ Ngay từ khi mang thai mẹ nên thường xuyên tắm nắng để tiếp nhận đủ vitamin D.
+ Cho trẻ phơi nắng đều đặn khi trời nắng đẹp. Thời gian tắm nắng thích hợp là 10 – 15 phút mỗi ngày vào buổi sáng hoặc chiều.
Để nâng cao khả năng phòng ngừa còi xương cho trẻ mẹ hãy bổ sung thêm sữa Micalait cho con để tăng cường canxi, phospho và vitamin D3 cho hệ xương chắc khỏe, vững chắc ngay từ những tháng đầu đời cho đến khi con lớn khôn mẹ nhé. Mẹ có thể tham khảo một số dòng sữa Micalait cho con dưới đây:
+ Sữa Micalait Infant cho trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi.
+ Micalait Grow & IQ cho trẻ từ 1 – 15 tuổi.
Hy vọng qua bài viết hôm nay của mẹ và bé shop Dairymart sẽ giúp mẹ biết được trẻ bị còi xương phải làm sao? Nếu mẹ có nhiều kinh nghiệm nuôi dạy con hãy cùng chia sẻ với Dairymart mẹ nhé!
>> Xem thêm:
– Trẻ trên 1 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột sẽ TỐT hơn?
– Làm sao để bé ăn không ngậm? Mẹo giúp mẹ “đối phó” với trẻ ăn ngậm