Bỗng 1 ngày mẹ thấy con xuất hiện hiện tượng lạ: trẻ ăn vào là bị nôn, liên tục nôn trớ khi ăn khiến mẹ không ngừng lo lắng? Liệu có phải con đang bị bệnh hay chỉ là do con biếng ăn, chán ăn thôi? Hãy cùng Dairymart tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trước khi quá muộn các mẹ nhé!
Nguyên nhân trẻ ăn vào là bị nôn trớ
Trẻ ăn vào là bị nôn trớ là hiện tượng rất phổ biến ở nhiều độ tuổi khác nhau của trẻ. Nếu như trớ thường xảy ra ở trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi, thì các trẻ 7 tháng ăn hay bị nôn, cho đến các trẻ 2, 3, 4 tuổi ăn cũng gặp phải hiện tượng nôn khi ăn.
– Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trớ:
Đa số các trường hợp trớ thường không là bệnh lý nên mẹ có thể điều trị tại nhà, các mẹ không cần lo lắng quá mức, đồng thời lưu ý hai vấn đề chính khi điều trị tại nhà: Tư thế của trẻ và dinh dưỡng.
- Nên cho trẻ nằm đầu cao 30 độ.
- Sau khi cho bú mẹ nên ẵm đứng trẻ 30 phút.
- Không nên mặc quần áo quá chật.
- Nên chia nhỏ lượng sữa.
- Không nên cho trẻ bú lại ngay sau trớ.
- Có thể cho trẻ bú sữa ít gây dị ứng trong khoảng 2 tuần nếu nghi ngờ trớ do dị ứng sữa.
Bên cạnh đó, khi thấy trẻ có hiện tượng ngưng thở, tím tái, thở nhanh, co lõm nhiều, khò khè hoặc ho kéo dài, trớ có kèm máu hoặc dịch vàng, xanh, chậm lên cân, quấy khóc bứt rứt nhiều thì nên cho trẻ đi khám sớm mẹ nhé!

– Nguyên nhân trẻ ăn vào là bị nôn
Hiện tượng nôn thường xảy ra ở các trẻ bắt đầu ăn dặm trở đi. Nguyên nhân có thể là do:
- Trẻ có thói quen ngậm vú giả.
- Bắt đầu dùng những thức ăn cho trẻ 7-8 tháng tuổi mới lạ.
- Trẻ thường xuyên ăn một loại thức ăn nào đó dẫn đến cảm giác ngán.
- Trẻ bị ép ăn quá nhiều.
- Bú bổ sung sau ăn quá no hoặc pha sữa không đúng cách.
- Do bệnh lý về đường ruột như loạn khuẩn đường ruột, viêm dạ dày, viêm ruột, lồng ruột, teo tá tràng,…. Các triệu chứng này có thể thoáng qua hoặc rầm rộ và thường kèm theo với một số triệu chứng như sốt, phát ban, dịch nôn bất thường, bé la khóc, đau quặn bụng. Kèm theo đó là trẻ bỗng dưng có biểu hiện biếng ăn, hay nôn trớ nhiều lần trong ngày.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần theo dõi tình trạng sức khỏe của con khi bị nôn trớ thường xuyên. Thông thường, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên sẽ tăng cân trung bình 200g mỗi tháng. Do đó, nếu nôn trớ không làm ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao của bé, trẻ vẫn chơi đùa và sinh hoạt bình thường thì người nhà không cần quá lo lắng.

Giải pháp cho trẻ ăn vào là bị nôn trớ
Với những trẻ sơ sinh, mẹ có thể làm theo các chỉ dẫn ở trên để giúp con cải thiện tình trạng bị trớ. Với những trẻ đã biết ăn dặm và thường gặp phải tình trạng ăn vào là nôn mẹ nên tham khảo các cách dưới đây:
– Không ép trẻ ăn vào là bị nôn ăn quá nhiều khiến bé chán ăn, sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn.
– Thay vào đó, mẹ nên cho bé ăn khi đói, chia nhỏ bữa ăn thành nhiều cử trong ngày nhưng vẫn đảm bảo đủ khối lượng thức ăn cần thiết.
– Sau khi trẻ ăn xong không nên đặt trẻ nằm xuống ngay, thay vào đó là để trẻ chơi đùa nhẹ nhàng 10 – 15 phút.
– Pha sữa, bột hay thức ăn cho trẻ 7-8 tháng tuổi đúng công thức hướng dẫn.

– Chú ý cách bé bú bình sữa cũng như ăn chậm rãi để tránh tình trạng trẻ nuốt không khí vào dạ dày, gây đầy hơi và chướng bụng.
– Ngoài ra, bé ở độ tuổi ăn dặm cũng nên được ngồi vào bàn ăn riêng, tự do sử dụng chén và muỗng nĩa khi ăn. Mẹ cần để bé được khám phá, tạo không khí bữa ăn vui vẻ, không nên vì ngại dọn rửa mà chỉ đút cho bé ăn thụ động.
Trên đây là một số chia sẻ của hệ thống mẹ và bé Dairymart về tình trạng trẻ ăn vào là bị nôn, hy vọng sẽ có ích cho mẹ. Chúc các bé hay ăn chóng lớn!
>> Xem thêm: