Để trẻ không bị táo bón, đầy bụng hay gặp các vấn đề về tiêu hóa, cha mẹ nên lưu ý bổ sung đầy đủ chất xơ cho con hàng ngày. Hôm nay, Dairymart sẽ gợi ý cho cha mẹ các thực phẩm giàu chất xơ cho bé ăn dặm nhé!
Gợi ý thực phẩm giàu chất xơ cho bé ăn dặm
Dưới đây là những loại thực phẩm giàu chất xơ cho bé ăn dặm các mẹ tham khảo nhé:
– Rau nhiều chất xơ cho bé
Mồng tơi, rau ngót, cà rốt, súp lơ, rau cải, khoai lang, cà chua, cần tây, củ cải đường, nấm, atiso … có khá nhiều chất xơ cao. Bên cạnh đó, chúng còn có hàm lượng vitamin và muối khoáng dồi dào.
– Trái cây
Những loại trái cây giàu chất xơ là chuối, bơ, cam, quýt, bưởi, táo, lê, dâu tây, mâm xôi, việt quất … Mẹ có thể cắt trái cây thành miếng nhỏ và ưu tiên các loại quả mềm để bé dễ nhai.

– Ngũ cốc
Nghiên cứu cho thấy ngũ cốc không chỉ giàu dưỡng chất mà còn rất giàu chất xơ. Vì thế, mẹ có thể cân nhắc để bổ sung yến mạch, hạnh nhân, hạt chia, hạt quinoa, gạo lứt … vào thực đơn của bé.
– Các loại đậu
Hầu hết các loại đậu đều giàu protein và chất xơ và đậu trắng là loại có nhiều chất xơ nhất. Có thể kể đến một số loại đậu giàu dinh dưỡng như đậu hà lan, đậu lặng, đậu xanh, đậu gà…
– Thực phẩm khác
Bỏng ngô, bánh mì, sữa chua, mì ống nguyên chất là thực phẩm thích hợp để bổ sung chất xơ cho trẻ không thích ăn rau. Mẹ nên cho trẻ ăn bỏng ngô ít đường, ít muối để đảm bảo sức khỏe.
Cách bổ sung chất xơ cho bé đúng cách
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ cho bé ăn dặm đúng cách sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Để bổ sung chất xơ cho bé đúng cách, mẹ cần biết được nhu cầu chất xơ thực tế của trẻ. Dựa vào bảng nhu cầu chất xơ khuyến nghị cho trẻ từ 0 – 13 tuổi theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia dưới đây để mẹ điều chỉnh cho con nhé:

Những mẹo nhỏ giúp mẹ bổ sung chất xơ cho bé đúng cách, ngăn ngừa táo bón ở trẻ:
– Trộn ngũ cốc cho con ăn kèm các thực phẩm khác
Nếu trẻ không chịu ăn rau, hoa quả,… để tăng cường chất xơ mẹ có thể trộn chất xơ bổ sung vào bữa ăn của con. Mẹ có thể thêm hạt lanh nghiền vào ngũ cốc hay sữa chua, thêm trái cây vào bánh hay bột yến mạch, thêm đậu vào súp hay các món hầm …

– Chế biến rau củ đúng cách
Việc nấu rau củ quá kỹ làm giảm đáng kể hàm lượng vitamin và chất xơ trong chúng. Do đó, khi nấu cháo hoặc bột cho trẻ, mẹ nên cho rau củ đã cắt nhỏ vào công đoạn cuối cùng rồi nấu tiếp cho đến khi rau củ đủ mềm và chín tới.
– Cho trẻ ăn trái cây đúng cách
Chất xơ chủ yếu nằm ở phần thịt quả vì thế khi cho con ăn rau củ quả, mẹ nên cho trẻ ăn cả nước lẫn cái. Làm như vậy sẽ giúp bé hấp thụ chất xơ tốt hơn và cải thiện khả năng nhai. Ngoài ra, chuyên gia khuyến cáo bố mẹ nên ưu tiên cho bé ăn rau, trái cây hơn là chỉ uống uống nước ép quả.
– Xây dựng khẩu phần khoa học
Thực đơn ăn uống của trẻ cần cân đối hàm lượng đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất và chất xơ. Không nên tập trung quá nhiều vào đạm mà lơ là chất xơ bởi vì việc mất cân bằng dinh dưỡng sẽ gây ra những tác hại không mong muốn cho sức khỏe của trẻ.
– Bổ sung sữa Micalait Digestive cho trẻ
Sữa Micalait Digestive dòng sữa giàu chất xơ hòa tan INULIN và cả không hòa tan FOS, GOS rất tốt cho các trẻ biếng ăn rau, hay bị táo bón. Sản phẩm hỗ trợ rất tốt cho trẻ táo bón, thiếu chất xơ nên mẹ tham khảo nhé!
Chất xơ hòa tan nào tốt cho bé?
Chất xơ hòa tan nào tốt cho bé?
Chất xơ được chia thành 2 loại chính là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Tuy nhiên, chất xơ hòa tan nào tốt cho bé lại khiến nhiều mẹ băn khoăn. Để trả lời câu hỏi này, trước tiên mẹ cần tìm hiểu về từng loại chất xơ.
– Chất xơ hòa tan (Loại mịn)
Đây là chất xơ có thể hòa tan trong chất lỏng, có thể đi vào đường ruột ở dạng gel. Nó có trong các loại trái cây và rau lá có độ nhớt cao (mồng tơi, rau đay …) hay các loại đậu (đậu nành, đậu ngự …)
Nếu ai đó hỏi rằng loại chất xơ nào tốt cho bé thì mẹ cần biết rằng cả 2 loại chất xơ này đều quan trọng và cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ. Vai trò của chất xơ là không hề nhỏ, giúp ngăn ngừa táo bón.
– Chất xơ không hòa tan (Loại thô )
Đây là chất xơ không hòa tan trong chất lỏng khi đi vào đường ruột. Các sợi không hòa tan có tác dụng đẩy nhanh sự di chuyển của thực phẩm trong hệ tiêu hóa. Chất xơ không hòa tan có trong vỏ của thực phẩm (gạo lứt, lúa mì, lúa mạch nguyên vỏ và một số loại rau củ quả).
Chất xơ có mấy loại?
Hãy bổ sung những loại thực phẩm giàu chất xơ cho bé ăn dặm các mẹ nhé! Nếu còn băn khoăn gì cần được giải đáp hãy để lại lời nhắn cho Dairymart – hệ thống mẹ và bé giá tốt nhé!
>> Xem thêm:
– Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn khi nào để cơ thể con hấp thụ tốt nhất?
– Trẻ bị còi xương phải làm sao? Dấu hiệu trẻ còi xương suy dinh dưỡng
– Trẻ sơ sinh uống sữa công thức bị táo bón: Nguyên nhân và giải pháp!