Có những lời khuyên từ bác sĩ không nên cho trẻ đi ra đi vào nhiệt độ nóng- lạnh thường xuyên để tránh bị bệnh, tránh bị cảm, tránh bị “sốc nhiệt”. Tôi không rõ lý do vì sao lại thế. Nhưng một khi thông tin được bác sĩ khuyên thì người dân sẽ tin và mặc nhiên điều đó đúng, chứ không tìm hiểu hay đối chứng xem điều đó có thực sự đúng hay không. Khi thông tin được nói đi, nói lại, người ta nghe hoài thì sẽ quen và tin đó là sự thật.
Tôi đã thử tra cứu trong tất cả các nghiên cứu, các từ y khoa được dùng thì không có từ nào được gọi là “sốc nhiệt”, nên tôi không biết được tại sao mọi người lại sử dụng từ đó. Trong y khoa, vấn đề về nhiệt gây ra cho sức khỏe chỉ có từ ” heat stroke”- có thể tạm dịch là”ngất xỉu do nhiệt”( không có từ tương ứng trong tiếng Việt). Từ này chỉ tình trạng cơ thể ở trong môi trường quá nóng quá lâu và bị ngất xỉu do sức nóng làm cho cơ thể mất nước, làm thay đổi môi trường bên trong người. Để sử lý trường hợp ” heat-stroke”, chỉ cần đưa người bị xỉu ở môi trường cao vào môi trường mát, chườm nước giảm thân nhiệt là sẽ đỡ. Nên không thể cho rằng việc đi ra đi vào nóng lạnh thường xuyên là bị”sốc nhiệt”như cách nhiều người vẫn sử dụng như hiện tại.
Mặt khác,cứ giả dụ rằng ra ngoài nóng vào phòng lạnh liên tục sẽ bị bệnh là đúng, thì khi áp vào thực tế, hẳn trẻ em ở nhiều nước khác sẽ bị bệnh nhiều hơn ở Việt Nam. Tại sao lại thế? Bởi nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á nóng hơn Việt Nam nhiều. Ví dụ như ở Thái Lan chẳng hạn: ngoài trời rất nóng, những nơi như trung tâm mua sắm, các nhà hàng, nơi vui chơi…..vẫn để máy lạnh rất lạnh. Nếu vậy thì du khách đi ra đi vào liên tục giữa khu vực này với khu vực kia hẳn là sẽ bệnh. Và như thế họ sẽ không dám đi mua sắm nữa.
Ví dụ khác như ở Mỹ, nhiều bang nhiệt độ rất nóng, như Arizona chẳng hạn. Nhiệt độ ngoài trời hơn 40º C nhưng trong bệnh viện vẫn duy trì nhiệt độ vào khoảng 20º C. Mà bạn thấy đấy, bệnh nhân được cấp cứu hay xuất viện đều rất nhiều. Như thế hẳn là người ta phải bị bệnh rồi. Mà nếu thế bác sĩ ở bệnh viện đó có để chuyện như vậy xảy ra không?
Tương tự, chúng ta có thê thấy ở các quán ăn, shop bán hàng, các trung tâm thương mại đều duy trì nhiệt độ lạnh. Giả thuyết chênh lệch nhiệt độ khiến người tiếp xúc bị bệnh, liệu người ta có cho phép làm thế hay không? Đến đây bạn sẽ hỏi vậy chênh lệch nhiệt độ sẽ gây ra vấn đề gì cho trẻ? thực sự thì nó không khiến cho trẻ bị cảm hay bị bệnh, mà chỉ làm trẻ khó chịu.Khó chịu là vì trẻ phải đi ra nhiệt độ nóng ngoài trời thường xuyên. Thế nên, ở vấn đề này, cái máy lạnh chỉ làm cho trẻ cảm thấy dễ chịu mà thôi.
Bài viết được trích dẫn từ tài liệu: Để con được ốm
Xem thêm kiến thức nuôi con tại đây