Sau mỗi đợt ốm, sức đề kháng của trẻ ít nhiều đã bị suy giảm đi kèm với đó là tình trạng sụt cân, biếng ăn, ít vui đùa do thể lực bị suy giảm, đặc biệt trẻ rất dễ ốm trở lại. Chính vì vậy, tăng sức đề kháng cho trẻ sau ốm là việc rất cần thiết mà cha mẹ nên lưu tâm!
Các biện pháp tăng sức đề kháng cho trẻ sau ốm
Dưới đây là những biện pháp tăng sức đề kháng cho trẻ sau ốm giúp con nhanh phục hồi sức khoẻ và bảo vệ con khỏi các tác nhân gây bệnh về sau.
– Uống đủ nước
Để cơ thể trẻ khoẻ mạnh, vận động trơn tru là phải uống đủ nước. Nước đảm bảo cho quá trình máu mang oxy đi khắp các tế bào trong cơ thể, hỗ trợ quá trình thải độc tố khỏi cơ thể. Chính vì vậy uống đủ nước giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, tăng cường khả năng đề kháng của trẻ.

Mẹ có thể cho con uống nước lọc, nước ép trái cây, nước canh…Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia nhu cầu nước hàng ngày của trẻ là 150ml/kg cân nặng/ngày, trẻ vị thành niên là 40ml/ kg cân nặng/ ngày. Mẹ cần chú ý để bổ sung đầy đủ lượng nước cho trẻ.
– Tăng cường bổ sung trái cây và rau xanh
Tăng cường rau xanh và trái cây trong mỗi bữa ăn, nhất là những loại thực phẩm giàu Vitamin C như: cam, quýt, bưởi, rau bina, cà chua, ớt chuông…) để cải thiện hệ thống miễn dịch. Hơn nữa trong rau quả có chứa nhiều chất xơ có lợi cho đường ruột.

Mẹ nên hạn chế đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ và đường, đồ ăn nhanh cho con sẽ tăng gánh nặng cho hệ tiêu hoá.
Trẻ mới ốm dậy biếng ăn vậy nên mẹ hãy cho trẻ ăn 1 hộp sữa chua mỗi ngày để kích thích sự sản sinh của những vi khuẩn có lợi, làm cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột, cải thiện khả năng tiêu hoá thức ăn.
– Cân bằng dinh dưỡng
Sau mỗi trận ốm, cơ thể trẻ mất nhiều năng lượng và mất cân bằng dinh dưỡng. Mẹ nên bồi bổ cho bé sau ốm chế độ ăn đa dạng, cân đối giữa 4 nhóm thực phẩm chính gồm: chất đạm – tinh bột – chất béo – vitamin, nhưng nên chú trọng hơn đến chất đạm và các loại vitamin & khoáng chất.

– Tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất
Các loại vitamin và khoáng chất như Vitamin A, C, kẽm, selen…mặc dù chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sức đề kháng cho trẻ sau ốm.
+ Vitamin A: còn được gọi với cái tên “vitamin chống nhiễm khuẩn”, nó đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch tế bào và hệ miễn dịch dịch thể, chống lại sự tấn công của các vius gây bệnh.
+ Vitamin C: cần thiết cho sự phát triển bình thường của các mô liên kết như xương, sụn, tăng sự bền vững của các mao mạch, bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây oxy hoá có hại. Nó còn có chức năng chống và hạn chế dị ứng, tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể.

+ Selen: là một thành phần đóng vai trò quan trọng trong men glutathione peroxidase, có ảnh hưởng tới mọi thành phần của hệ miễn dịch, trong đó có sự hoạt động và phát triển của bạch cầu. Cơ thể không được cung cấp đủ lượng selen cần thiết sẽ gây ức chế chức năng miễn dịch, ức chế khả năng chống nhiễm trùng.
+ Kẽm: giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, giúp vết thương mau lành, tăng cường chức năng của các tế bào miễn dịch.
Mẹ có thể bổ sung những loại vitamin và khoáng chất này qua các loại thực phẩm lành mạnh hàng ngày như: sữa, cá, thịt bò, rau xanh, bưởi, hải sản…Vì vậy mẹ có thể dễ dàng bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho trẻ.
– Chia nhỏ bữa ăn
Trẻ sau ốm thường cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng. Do đó nếu mẹ bắt ép trẻ phải ăn thật nhiều, ăn những món trẻ không thích sẽ khiến con cảm thấy khó chịu hơn. Trước hết mẹ hãy cho con ăn đồ ăn loãng như: cháo, súp sau đó dần dần tăng độ đặc của thức ăn lên và dần dần trở về chế độ ăn uống ban đầu.

Hơn nữa hệ tiêu hoá của trẻ đang bị tổn thương, nếu ăn quá nhiều sẽ khiến hệ tiêu hoá quá tải, càng khiến trẻ mệt mỏi hơn. Để bé được đói nhưng không bị sụt cân, mẹ hãy cho trẻ ăn mỗi bữa cách nhau 2 tiếng. Sau bữa chính mẹ hãy cho trẻ ăn thêm các bữa phụ với hoa quả, sữa chua lành mạnh. Chia nhỏ lượng thức ăn và tăng các bữa ăn giúp cho cơ thể dễ dàng hấp thu các dưỡng chất.
– Cho trẻ ngủ đủ giấc
Có một mối liên hệ chặt chẽ giữa giấc ngủ với sức đề kháng của trẻ. Khi trẻ ngủ đủ giấc, hệ miễn dịch sẽ hoạt động tích cực hơn, cơ thể sẽ chống chọi với các tác nhân gây bệnh hiệu quả nhất. Hơn nữa các bạch cầu và thực bào truy lùng các độc tố, vi khuẩn, virus…gây bệnh hoạt động mạnh mẽ nhất vào ban đêm, khi cơ thể chìm vào giấc ngủ.

+ Đối với trẻ sơ sinh (0 – 6 tháng tuổi) trẻ thường ngủ từ 16- 20 tiếng mỗi ngày và hầu như chỉ tỉnh giấc vào lúc đói.
+ Từ 6 -12 tháng tuổi thời gian ngủ mỗi ngày của trẻ giao động 12 – 15 tiếng, với 3 tiếng ngủ buổi trưa.
+ Trẻ 1-3 tuổi hiếu động, thích khám phá thế giới nên bé chỉ ngủ khoảng 13 tiếng mỗi ngày, với 2-3 tiếng ngủ trưa.
+ Trẻ giai đoạn 3- 5 tuổi nên là 12 tiếng.
Khi trẻ lớn hơn, thời gian ngủ giảm, nhưng vẫn nên đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi 10-12 tiếng mỗi ngày.
– Cho trẻ vận động, luyện tập thường xuyên
Tăng cường vận động, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp con nâng cao sức đề kháng. Khi vận động số lượng bạch cầu được tăng cường, cải thiện lưu thông máu, cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ béo phì ở trẻ.
Vận động cũng làm tăng khả năng giữ oxy của phổi, các tế bào miễn dịch cũng mạnh mẽ hơn để chống lại các tác nhân gây bệnh. Cha mẹ hãy cùng con luyện tập những môn thể thao như bơi lội, nhảy dây, chạy bộ…vừa nâng cao sức khoẻ vừa kích thích trẻ tăng trưởng chiều cao.
Các món ăn tẩm bổ cho bé sau ốm
Dưới đây là các món ăn tẩm bổ cho bé sau ốm mà mẹ có thể tham khảo làm cho bé:
– Súp gà
Thịt gà giàu đạm, bổ sung sắt và các khoáng chất rất tốt cho việc phục hồi người bệnh, đặc biệt là đối với trẻ chán ăn, cảm lạnh hay viêm họng.

– Cháo lươn
Lươn từ lâu được biết đến như một loại thực phẩm bổ dưỡng, với thành phần giàu đạm, bồi bổ khí huyết, chống phong thấp, cháo lươn với dạng lỏng nhưng đầy dưỡng chất là lựa chọn phù hợp để bồi bổ bé vừa ốm dậy.
– Súp cà chua sữa
Trẻ vừa ốm dậy miệng thường đau rát và đắng ngắt, cà chua nấu với sữa sẽ giúp trẻ lấy lại vị giác, giúp trẻ giảm đau họng, ngoài ra nó còn bổ sung các vitamin các khoáng chất cho trẻ tăng cường sức đề kháng.
Ngoài ra, các mẹ cũng nên cho trẻ uống thêm nước cam, chanh hay nước ép táo ấm. Các loại nước ép trái cây này giúp cơ thể bù nước và bổ sung vitamin hiệu quả.
Sữa dinh dưỡng cho trẻ mới ốm dậy
Bên cạnh các biện pháp tăng sức đề kháng cho trẻ sau ốm kể trên thì mẹ hãy bổ sung thêm sữa Monilait Pedia cho con nhé. Monilait Pedia là dòng sữa bột dành cho trẻ mới ốm dậy giúp nhanh chóng tăng cân trở lại, thèm ăn và kích thích ăn ngon miệng, đặc biệt tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Điểm đặc biệt ở dòng sữa bột cao cấp này chính là được bổ sung sữa non Colostrum và 2’FL HMO với hàm lượng tương đương sữa mẹ, giúp nâng cao sức đề kháng và tăng cường miễn dịch cho trẻ hiệu quả, chống lại mọi virus, vi khuẩn màu dịch bệnh. Ngoài ra, sữa cho trẻ đang ốm Monilait Pedia còn giúp trẻ bổ sung đầy đủ các loại vitamin A, B, C cũng như kẽm, selen giúp trẻ phục hồi nhanh chóng sau ốm.
Monilait Pedia có hương vị thơm ngon, tự nhiên không quá ngọt nên khi uống, bé không bị ngán. Sản phẩm được sản xuất với nguyên liệu nhập khẩu New Zealand, EU 100%, không hóa chất nên rất an toàn cho trẻ. Bồi bổ cho bé sau ốm hãy lựa chọn Monilait Pedia của hệ thống mẹ và bé Dairymart mẹ nhé!
Tăng sức đề kháng cho trẻ sau ốm là việc mà cha mẹ cần làm ngay nếu không muốn con bị ốm trở lại, ngày càng biếng ăn, chậm lớn hơn nữa!
>> Xem thêm:
– Hướng dẫn chọn sữa đạm whey cho bé CHUẨN như sữa mẹ!
– 3 Mẹo chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh NHANH và NHẠY mẹ biết chưa?
– Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì để nhanh khỏe?