Mẹ mệt mỏi vì mỗi bữa ăn con đều ngậm cơm trong miệng, làm mỗi bữa ăn kéo dài và trở thành ‘cuộc chiến’ của cả mẹ và con? Vậy làm sao để bé ăn không ngậm ? Các mẹ bỉm sữa đừng bỏ qua những thông tin cực hữu ích ngay sau đây của Dairymart nhé!
Nguyên nhân vì sao trẻ ăn ngậm?
Làm sao để bé ăn không ngậm? Để “tạm biệt” tình trạng trẻ không chịu nhai nuốt thức ăn thì điều đầu tiên các mẹ cần làm đó là phải nắm được các nguyên nhân khiến trẻ ăn ngậm đúng không nào?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nguyên nhân khiến trẻ hay ngậm khi ăn đó là do trẻ biếng ăn. Các bé đang tìm mọi cách để kéo dài thời gian ăn, tránh việc ăn thêm để không phải ăn nhiều. Lâu dần hành động này trở thành thói quen, khiến cha mẹ đành “bó tay”.
Làm sao để bé ăn không ngậm?
Bên cạnh đó, cũng còn có nhiều lí do khác, khiến trẻ ngậm mãi thức ăn trong miệng đó là:
+ Do đồ ăn dai cứng, vị nhạt nhẽo, quá nguội, tanh, ăn mãi một mùi vị, một dạng thức ăn,…
+ Trẻ mắc bệnh khiến trẻ khó nuốt: như mọc răng, sưng lợi, các bệnh viêm họng, trẻ ốm mệt trong người, nhiệt miệng…
+ Trẻ không tập trung với bữa ăn: vừa ăn vừa chơi, vừa xem tivi, nghịch điện thoại,… nên quên mất việc nhai thức ăn.
+ Thậm chí, một số trẻ còn thích ngậm đồ ăn vì lúc này đồ ăn chuyển hóa đường và tạo vị ngọt khiến bé thích thú.
Trẻ 10 tháng ăn cháo ngậm, bé 1 tuổi ăn ngậm phải làm sao, bé 3 tuổi không chịu nhau,… đây đều là các băn khoăn mà nhiều cha mẹ chia sẻ với Dairymart thời gian qua. Vậy thì khi trẻ có biểu hiện ăn ngậm, mẹ cần kiểm tra lại ngay các yếu tố này để tìm được lí do khiến bé nhà mình và có cách trị trẻ ăn ngậm nhanh gọn.
Làm sao để bé ăn không ngậm?
Vậy là mẹ cũng biết nguyên nhân chủ chốt khiến trẻ ăn ngậm đó chính là do trẻ biếng ăn đúng không nào? Vậy phải làm sao để bé ăn không ngậm?
– Thay đổi thực đơn mỗi ngày của trẻ
Ăn nhiều một món sẽ khiến trẻ nhanh chán, mẹ nên thay đổi thực đơn mỗi ngày, không nên để trẻ ăn nhiều lần mẹ nhé. Hãy đổi món và đổi cách chế biến thường xuyên để giúp trẻ không bị chán với đồ ăn và bổ sung nhiều rau xanh, trái cây vào thực đơn của trẻ.
Nếu có thời gian, mẹ đừng quên “tự chế” những loại gia vị thơm ngon giàu dinh dưỡng để giúp mùi vị thức ăn của trẻ hấp dẫn hơn. Và một trong những cách trị trẻ ăn hay ngậm đơn giản mà mang lại công dụng cực “bất ngờ” đó là việc mẹ trang trí đồ ăn ngộ nghĩnh, màu sắc rực rỡ hơn để khơi gợi sự hứng thú với đồ ăn của trẻ.
Đặc biệt, để tránh cho bé ăn ngậm mẹ không nên cho bé ăn vượt quá khả năng ăn nhai của bé, không để thức ăn quá cứng, quá dai,…
Trang trí món ăn ngộ nghĩnh sẽ khiến con muốn ăn hơn
– Mẹo “bỏ đói” trẻ
Nhiều mẹ hỏi: bé ăn ngậm làm sao đây ạ? Một mẹo cực hay ho giúp nhiều mẹ khắc phục trẻ ăn ngậm thành công đó là để trẻ biết đói. Khi cho ăn, nếu thấy trẻ ăn ngậm và từ chối đồ ăn, mẹ không lăn tăn mà hãy dẹp luôn bữa ăn. Nhưng các mẹ cũng phải nhớ: không để trẻ ăn vặt quá nhiều, nhất là trước bữa ăn vì nếu trẻ có cảm giác no thì trẻ sẽ không còn hứng thú với bữa ăn chính.
Bên cạnh đó, tùy nhu cầu ăn uống của từng trẻ, các mẹ cũng điều chỉnh lịch ăn để các bữa ăn và bữa phụ của trẻ cách nhau ít nhất 2 – 3 tiếng giúp trẻ kịp tiêu hóa.
Đồng thời, mỗi bữa ăn mẹ chỉ lấy lượng thức ăn vừa đủ để thời gian ăn của bé không quá lâu, vì khi ăn lâu thức ăn bị tiêu hóa 1 phần làm tăng đường huyết làm bé mất cảm giác đói, mất cảm giác ăn ngon miệng.
Lưu ý: Mẹ chỉ nên cho bé ăn trong 30 phút để giúp cho bé có tinh thần vui vẻ, tích cực với bữa ăn (ban đầu có thể lượng thức ăn hơi ít so với mong đợi của mẹ nhưng sẽ tăng dần lên theo thời gian).
Cho trẻ ngồi ăn cùng gia đình sẽ giúp trẻ ăn được nhiều hơn
– Cho trẻ ngồi ăn cùng gia đình
Trẻ nhỏ thường hay có thói quen quan sát, học hỏi và bắt chước những hành động của người lớn. Vì vậy, hãy tranh thủ đặc điểm này: nếu trẻ biết ngồi ghế các mẹ không nên để trẻ ăn một mình mà hãy cho trẻ ăn cùng với gia đình. Có thể ban đầu trẻ ăn hơi ít vì không theo kịp tốc độ của người lớn, lúc này bố mẹ, các thành viên trong gia đình hãy cùng khích lệ và cùng đợi trẻ để giúp trẻ tập trung với bữa ăn và nhai, nuốt thức ăn tốt hơn.
– Cách trị trẻ ăn ngậm với Micalait Pedia
Nếu bố mẹ đã áp dụng đủ mọi cách giúp trẻ không ăn ngậm mà trẻ vẫn không chịu nhai nuốt đồ ăn thì đến 90% là bé đang bị biếng ăn do rối loạn tiêu hóa, rối loạn vị giác dẫn đến mất cảm giác ăn ngon.
Lúc này mẹ đừng chủ quan để mặc kệ trẻ nữa, vì càng để lâu, các lợi khuẩn đường ruột càng yếu dần khiến vi sinh đường ruột trẻ mất cân bằng và tình trạng biếng ăn, tiêu hóa kém, chậm hấp thu càng nghiêm trọng hơn.
Cách giúp trẻ ăn nhanh mà cha mẹ cần làm ngay lúc này đó là bổ sung ngay các vi chất thiết yếu: Lysine, Taurine, Kẽm, Vitamin B1,B2, B6,… trong Micalait Pedia để kích thích sản sinh các lợi khuẩn đường ruột một cách tự nhiên, giúp trẻ lấy lại cảm giác thèm ăn để ăn ngon miệng hơn. Nhờ vậy, khi đưa thức ăn vào miệng các enzym tiêu hóa tiết ra đều đặn khiến trẻ hứng thú hơn với việc nhai nuốt thức ăn và chấm dứt tình trạng ăn ngậm.
Bổ sung Micalait Pedia giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cân nhanh chóng
Bên cạnh đó, chất xơ hòa tan Fos/Inulin/Gos cũng rất cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ để ngăn ngừa các tình trạng táo bón, đầy hơi, khó tiêu của trẻ, giúp trẻ đi ngoài đều đặn hơn.
Đặc biệt, không chỉ giúp trị chứng ăn ngậm hiệu quả, Micalait Pedia còn là giải pháp tối ưu giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột,… với hiệu quả bền vững, lâu dài. Chính vì vậy, sữa Micalait Pedia là tuyệt chiêu hoàn hảo đã giúp hàng trăm nghìn mẹ Việt “tạm biệt” tình trạng trẻ biếng ăn, ăn ngậm, khó tiêu, hấp thu kém.
Hy vọng bài viết hôm nay của shop mẹ và bé Dairymart sẽ giúp mẹ tìm ra biện pháp giúp trẻ ăn nhanh khi không biết làm sao để bé ăn không ngậm? Chúc các bé yêu hay ăn và mau lớn!
>> Xem thêm: