Sữa mẹ có mùi tanh và nó khiến mẹ lo lắng về chất lượng sữa của mình? Vậy vì sao sữa mẹ có vị tanh? Và có cách làm sữa mẹ không bị tanh để không ảnh hưởng đến dinh dưỡng cũng như sự phát triển của con?
Sữa mẹ có mùi tanh là như thế nào?
Trước khi tìm hiểu về cách làm sữa mẹ không bị tanh, hãy cùng Dairymart tìm hiểu về các dấu hiệu nhận biết sữa mẹ có mùi tanh nhé! Thông thường, sữa mẹ sẽ có mùi thơm ngậy, màu trắng, hơi sánh, vị ngọt kích thích vị giác bé bú. Khi sữa mẹ có mùi tanh mẹ có thể dựa vào các đặc điểm sau:
– Mùi hương của sữa
Sữa mẹ có mùi chua ngai ngái, nổi váng bên trên như bị ôi thiu.
– Hương vị
Sữa có vị giống như sữa chua, uống vào có vị khó chịu.
– Kết cấu
Sữa để 1 lúc sẽ tách làm 2 lớp riêng biệt, bên dưới cô đặc, trên là lớp váng loãng gần giống nước.
– Phản ứng của trẻ khi bú
Bé nhăn nhó, khó chịu, thậm chí là tiêu chảy do sữa mẹ bị tanh.
– Sữa mẹ có mùi tanh có gây nguy hiểm cho bé?
Hầu hết sữa mẹ đều hôi ngay từ khi vắt ra, mẹ không cần quá lo lắng về chất lượng sữa. Tuy nhiên trong trường hợp mẹ đang dùng thêm thuốc kháng sinh để điều trị bệnh thì cần tham khảo bác sĩ xem có được cho bé bú không.
Nếu mẹ để sữa ngăn đông sau đó có mùi hôi thì cần chú ý hạn sử dụng. Thông thường sữa sau khi vắt bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để được 24 giờ, ngăn đá thì 1 tháng. Sữa không bị vón cục, mẹ vẫn hâm nóng và cho bé bú bình thường.
Ngược lại nếu sữa xuất hiện vón cục sau khi lắc đều thì chắc chắn sữa đó đã bị hỏng, tuyệt đối không cho con uống. Uống sữa bị hư, có vị tanh rất dễ khiến trẻ bị tiêu chảy, ảnh hưởng tới đường ruột, hệ tiêu hóa.

Tại sao sữa mẹ có mùi tanh?
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sữa mẹ có vị tanh, trong đó phổ biến nhất là do chế độ ăn uống không khoa học, thói quen vệ sinh bầu ngực hay thói quen hút, trữ sữa để đông lạnh.
– Thói quen hút, trữ sữa để đông lạnh
Trong sữa mẹ chứa enzyme lipase có tác dụng phá vỡ các chất béo trong sữa, giúp bé hấp thu sữa chất dinh dưỡng. Khi bảo quản sữa mẹ trong ngăn đông, hàm lượng enzyme lipase gia tăng, mặc dù không ảnh hưởng đến chất lượng sữa nhưng khiến sữa mẹ trở nên tanh, có mùi như xà phòng.
– Thói quen vệ sinh bầu ngực
Mẹ vệ sinh bầu ngực, nhất là ở vị trí đầu ti chưa sạch hoặc không lau sạch dễ để lại mùi tanh khó chịu. Cùng với đó, đây là cơ hội tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể khiến sữa mẹ bị nhiễm khuẩn, xuất hiện mùi tanh khó chịu. Khi bé bú trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ sau này.

– Chế độ dinh dưỡng sau sinh không khoa học
Mùi vị sữa mẹ thay đổi hay không sẽ phụ thuộc vào nguồn thức ăn chính mà mẹ nạp vào cơ thể hàng ngày. Nếu như mẹ hay ăn các loại thực phẩm gây mùi khó chịu như cá cơm, ớt, tỏi, dầu cá, hạt lạnh… thì cũng ảnh hưởng đến mùi vị sữa mẹ đó nhé!
Thậm chí việc mẹ uống thuốc bổ sung vitamin, thuốc kháng sinh cũng ảnh hưởng đến mùi vị sữa. Bên cạnh đó, mẹ uống nước máy trực tiếp không đun sôi cũng gây ra vấn đề sữa có mùi lạ.
Cách làm sữa mẹ không bị tanh
Dưới đây là một số cách làm sữa mẹ không bị tanh để giúp sữa thơm hơn, khử mùi tanh khó chịu khi cho bé bú. Mẹ tham khảo cách làm sữa mẹ thơm ngay nhé!
– Trường hợp bé bú sữa mẹ trực tiếp
Cách chữa sữa mẹ bị hôi đầu tiên đó là hạn chế ăn thực phẩm tanh, nước mắm, thức ăn nhiều gia vị cay nồng, thức ăn bị ôi thiu,… Mẹ nên ăn các thực phẩm chứa chất chống oxy hóa như vitamin E và vitamin A.
Mẹ nên tránh uống nước máy, nước lã, chỉ nên uống nước đóng chai và nước đã đun sôi diệt vi khuẩn.

– Trường hợp cho bé bú sữa mẹ đông lạnh
Cách khử mùi tanh của sữa mẹ trữ đông đó là mẹ cần đảm bảo vệ sinh, thực hiện đúng quy trình các bước trữ đông sữa mẹ. Kiểm tra chất lượng, mùi vị sữa mẹ trước khi cho vào tủ lạnh. Cách 5 ngày mẹ nên kiểm tra lại 1 lần để đảm bảo sữa không bị hư hỏng.
Cách làm sữa mẹ thơm và đặc nữa là đun nóng sữa mẹ sau khi rã đông trong khoảng 180 độ F, có bọt sủi lên xung quanh là tắt bếp. Khi sữa mẹ đun nóng có thể làm giảm mùi tanh và giảm hàm lượng dinh dưỡng nhưng không đáng kể.
– Vệ sinh bầu ngực sạch sẽ
Mẹ chú ý nên vệ sinh bầu ngực, đầu ti sạch sẽ sau khi cho bé bú để hạn chế sữa có mùi tanh và nhiễm khuẩn. Nếu bé không chịu uống sữa mẹ có thể trộn sữa với thức ăn khác theo tỷ lệ 1:1 cho bé ăn.
Hy vọng một số cách làm sữa mẹ không bị tanh để giúp sữa thơm hơn trên đây đã giúp mẹ xử lý nhẹ nhàng tình trạng sữa có vị tanh mẹ nhé. Nếu còn băn khoăn gì hãy để lại lời nhắn cho hệ thống cửa hàng mẹ và bé Dairymart nhé!
>> Xem thêm:
– Cách cai sữa cho con nhanh nhất mẹ áp dụng đảm bảo thành công!
– Có phải sữa mẹ loãng nên con tăng cân chậm? Xem cách khắc phục!
– Mẹ sau sinh chia sẻ kinh nghiệm ăn gì để chuyển dạ nhanh cực hiệu quả!