Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh có sức kháng kém nên dễ bị ốm vặt và nhiễm bệnh. Chính vì vậy, mẹ thường xuyên phải đưa con đi khám và uống kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, bác sĩ cũng thường khuyên mẹ nên bổ sung thêm men vi sinh cho con để kháng sinh không làm hỏng đường ruột của trẻ. Mẹ hãy cùng Dairymart tìm hiểu rõ hơn về vấn đề bé uống kháng sinh nên bổ sung gì ngay bây giờ nhé!
Trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa vì sao?
Trước khi tìm hiểu “bé uống kháng sinh nên bổ sung gì?”, mẹ nên hiểu vì sao trẻ uống kháng sinh lại bị loạn khuẩn (rối loạn tiêu hóa). Từ đó, mẹ mới tìm được phương pháp điều trị hợp lý.
Kháng sinh gây mất cân bằng lợi khuẩn đường ruột của trẻ
Khi cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh, hệ khuẩn đường ruột sẽ có tỷ lệ 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Nhưng khi trẻ uống kháng sinh dài ngày hoặc liều nặng sẽ dẫn đến tình trạng loạn khuẩn do kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn đường ruột. Kháng sinh là loại thuốc cực mạnh nên dù dùng liều nhẹ cũng sẽ phần nào gây chết lợi khuẩn.
Mất cân bằng hệ khuẩn là cơ hội để hại khuẩn phát triển mạnh hơn lợi khuẩn và giúp các vi khuẩn, vi rút gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể trẻ dễ dàng hơn qua đường ruột.

Triệu chứng trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa
Đa phần trẻ uống kháng sinh có triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhẹ nếu thi thoảng mới uống hoặc uống ngắn ngày. Các triệu chứng phổ biến khi trẻ bị loạn khuẩn đó là: bị đi ngoài, đi phân lỏng, đi ngoài nhiều lần trong ngày,… Và rất hiếm trường hợp trẻ bị sốt khi uống kháng sinh.
>>> Các triệu chứng này sẽ nhanh chóng biến mất ngay sau khi ngừng kháng sinh hoặc sau khi dừng kháng sinh khoảng 1 – 2 ngày.
Trẻ uống kháng sinh bị táo bón
Trẻ uống kháng sinh bị táo bón rất phổ biến hiện nay cũng do rối loạn tiêu hóa gây ra. Thuốc kháng sinh tiêu diệt lợi khuẩn, gây mất cân bằng đường ruột cộng thêm hệ đường ruột của trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh vẫn còn non yếu. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa và hấp thu của đường ruột dẫn đến tình trạng trẻ bị táo bón.
Trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa nặng
Với những trẻ có hệ miễn dịch kém, trẻ suy dinh dưỡng, có bệnh lý đi kèm khi dùng kháng sinh nhiều ngày, kháng sinh liều cao mẹ cần chú ý hơn. Vì những trường hợp này có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa nặng hơn, gọi là viêm đại tràng giả mạc.
Khi đó, trẻ sẽ có biểu hiện: tiêu chảy, đi phân nhiều nước, phân có máu, đau bụng, buồn nôn, nôn, sốt. Lúc này, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ tiến hành điều trị.

Các triệu chứng trẻ không phải bị rối loạn tiêu hóa
Có một số hiện tượng khác mẹ có thể thấy khi cho trẻ uống kháng sinh. Tuy nhiên, các trường hợp này không phải do rối loạn tiêu hóa gây ra.
Trẻ uống kháng sinh bị phát ban – Trẻ uống kháng sinh bị mẩn đỏ
Mẹ lưu ý trẻ uống kháng sinh bị phát bạn hay bị mẩn đỏ không phải do rối loạn tiêu hóa mà do trẻ dị ứng với thuốc. Mẹ cần ngưng sử dụng thuốc cho con ngay lập thức và theo dõi tình trạng dị ứng có giảm đi hay không.
Mẹ cũng không tự ý tắm rửa hay điều chỉnh lượng thuốc cho con. Nếu tình trạng dị ứng không giảm, mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để tìm giải pháp an toàn.
Triệu chứng trẻ bị rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn
Trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa khác với rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn. Nếu trẻ bị đi ngoài kèm theo biểu hiện sốt, nôn hay đau bụng, mức độ tiêu chảy ngày càng nặng thì có khả năng là rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn. Mẹ cần phân biệt hai trường hợp này để có biện pháp can thiệp khi cần thiết.
Bé uống kháng sinh nên bổ sung gì?
Đây chính là vấn đề mẹ quan tâm nhất đúng không nào? Việc bé uống kháng sinh nên bổ sung gì sẽ phụ thuộc vào tình trạng của trẻ.
Trẻ uống kháng sinh bị loạn khuẩn nhẹ
Các trường hợp bé ít khi cần dùng đến kháng sinh, dùng ít ngày hay với liều lượng nhỏ thì rối loạn tiêu hóa sẽ tự hết sau khi ngưng dùng kháng sinh.
Trẻ uống kháng sinh bị loạn khuẩn nặng
Các trẻ miễn dịch yếu, suy dinh dưỡng thường xuyên bị ốm, nhiễm bệnh nên lượng kháng sinh nạp vào cơ thể khá nhiều. Lúc này tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ diễn ra nặng và nghiệm trọng hơn. Mẹ sẽ cần bổ sung thêm các sản phẩm chứa lợi khuẩn cho con để nhanh chóng phục hồi trạng thái cân bằng đường ruột cho trẻ.
Tuy nhiên, dù trẻ uống kháng sinh bị rối loạn nặng hay nhẹ, mẹ hãy chủ động cho con ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước, bù nước bằng dung dịch oresol. Đối với trẻ sơ sinh bị loạn khuẩn đường ruột do uống kháng sinh mẹ cần tăng cường bú sữa để bù nước. Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý chế độ ăn uống của con, nên ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu nhưng vẫn phải đầy đủ chất dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, mẹ đừng quên bổ sung thêm cho trẻ các chế phẩm vi sinh có chứa lợi khuẩn sống cho đường ruột khỏe mạnh.

VinGoat – sữa dê bổ sung lợi khuẩn cho trẻ dị ứng đạm sữa bò
Sữa dê VinGoat dành cho trẻ bị dị ứng đạm sữa bò. Nguồn đạm và chất béo trong sữa dê cũng dễ hấp thu hơn sữa bò và ít gây dị ứng nên phù hợp cho cả trẻ dị ứng và không bị dị ứng đạm bò. Đây là dòng sữa dê đầu tiên và duy nhất hiện nay được bổ sung các globulins miễn dịch và men vi sinh tốt cho đường ruột của trẻ.
VinGoat giúp trẻ bổ sung hàng trăm triệu lợi khuẩn sống mỗi ngày cho đường ruột cùng hệ chất xơ phong phú. Vậy nên, trẻ uống sữa dê VinGoat không lo bị rối loạn tiêu hóa. VinGoat cũng giàu Canxi hữu cơ, Sắt, Photpho, Magie, DHA, Lutein, Vitamin A, D,… để con hoàn thiện võng mạc, não bộ và xương khớp. Nên mẹ hãy bổ sung sữa dê VinGoat cho con nhé!
Sữa non Monilait – men vi sinh bổ sung lợi khuẩn cho trẻ
Mẹ có thể tham khảo dòng sữa non Monilait Probiotics + Fiber cho con. Đây là sản phẩm men vi sinh duy nhất hiện nay có sự kết hợp của sữa non, lợi khuẩn và chất xơ. Do đó, sản phẩm vừa giúp con có hệ miễn dịch khỏe mạnh vừa tăng cường lợi khuẩn đường ruột cho con.

Trong mỗi gói sữa non Monilait Probiotics + Fiber có tới 480 triệu lợi khuẩn sống kết hợp cùng nguồn chất xơ tự nhiên giúp trẻ nhanh chóng cân bằng lợi khuẩn sau khi dùng kháng sinh. Trẻ uống sữa non Monialait sẽ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hạn chế rối loạn tiêu hóa.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp mẹ giải đáp được câu hỏi bé uống kháng sinh nên bổ sung gì? Nếu mẹ còn băn khoăn điều gì hãy để lại lời nhắn cho DairyMart nhé!